Các cách dùng tủ lạnh để tiết kiệm điện hiệu quả nhất

Người dùng nên đặt tủ lạnh ở xa nguồn nhiệt, đặt nhiệt độ hợp lý, không nên cất thức ăn nóng để hạn chế tiêu hao năng lượng.

Để thức ăn đúng cách

Theo Mother Earth News, để hạn chế tiêu thụ điện quá nhiều trong tủ lạnh, người dùng nên để thức ăn nguội trước khi đặt vào ngăn chứa, bởi hơi nóng của thức ăn sẽ tỏa ra làm ấm không khí bên trong, khiến máy nén phải sử dụng nhiều điện năng hơn để làm mát lại không khí bên trong tủ trở lại.

Người dùng cũng không nên chất quá nhiều đồ vào tủ lạnh bởi sẽ vô tình khiến sự lưu thông của các luồng khí lạnh bên trong bị ngăn cản hoặc bị hạn chế, từ đó, tủ làm lạnh không đều và có thể gây hỏng thực phẩm.

Với một số loại tủ lạnh đời mới có gắn cảm biến nhiệt tự động, việc làm lạnh không đều có thể khiến máy tăng công suất, gây tốn điện. Người dùng cần sử dụng đồ giữ bằng kim loại thay cho nhựa, tính toán khoảng cách giữa các món đồ hợp lý, đồ tươi sống nên cho vào hộp riêng hoặc bọc kín, chú ý không đặt đồ vật chắn trước cửa khe thổi hơi lạnh.

Rã đông đúng cách cũng giúp hạn chế tiêu hao năng lượng cho tủ lạnh. Các bà nội trợ có thói quen rã đông bằng cách đưa món đồ ra ngoài bếp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên canh thời gian và đặt chúng xuống ngăn mát (trước đó một đêm là hiệu quả nhất). Việc rã đông chậm làm thức ăn tươi ngon hơn, cũng như hơi lạnh tỏa ra giúp máy ít vận hành hơn, từ đó tiết kiệm điện hơn.

Đặt tủ lạnh xa nguồn nhiệt

Việc để tủ lạnh gần các nguồn phát ra nhiệt lớn, chẳng hạn lò nướng, máy rửa chén bát, bếp gas hay nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp có thể khiến máy nóng lên nhanh chóng, gây tác động đến hiệu hiệu năng hoạt động của máy nén đặt phía sau, gây tốn điện. Bên cạnh đó, người dùng cũng được khuyến cáo không nên đặt tủ quá sát tường, góc nhà, thay vào đó cách tường ít nhất 10 cm để việc thoát nhiệt diễn ra dễ dàng hơn, tránh nóng máy.

Đảm bảo nhiệt độ hợp lý

Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao bên trong đều không tốt. Nếu bên trong nhiệt độ quá cao, thực phẩm có thể mất độ tươi ngon, thậm chí bị hỏng nếu để lâu. Trong khi đó, nhiệt độ quá thấp khiến máy vận hành nhiều hơn gây tốn điện không cần thiết.

Theo Mr Appliance, mức nhiệt độ trong ngăn lạnh duy trì tầm 2 – 4 độ C, trong khi ngăn mát 10 – 15 độ C là phù hợp. Để chính xác, người dùng có thể đo bằng cách đặt nhiệt kế trong một ly nước ở trung tâm tủ lạnh nếu là ngăn mát hoặc đặt một mình nhiệt kế trong ngăn lạnh, kiểm tra sau sau 24 giờ.

Kiểm tra viền đệm thường xuyên

Lớp đệm ở viền tủ lạnh rất quan trọng, bởi nó giúp cho nhiệt độ bên trong không bị rò rỉ ra bên ngoài khi đóng cửa. Nếu chi tiết này bị hỏng (cong vênh hoặc rách), nhiệt độ có thể len lỏi ra bên ngoài, khiến bộ máy phải vận hành nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt đã mất, gây tiêu hao điện.

Người dùng có thể kiểm tra phần viền này có kín hay không, bằng cách kẹp ở giữa một tờ tiền và đóng cửa tủ lạnh. Nếu tờ tiền rơi xuống, tủ có thể đang bị hở và ngược lại. Ngoài ra, cần vệ sinh thường xuyên viền đệm này, nếu hỏng cần thay mới.

Không mở cửa tủ lạnh quá lâu

Không ít người có thói quen mở tủ quá lâu, hoặc quên không đóng cửa. Điều này sẽ gây tốn điện do máy nén phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục để duy trì độ lạnh.

Bên cạnh đó, việc chất quá nhiều đồ bên trong, phải tìm kiếm mất thời gian cũng là lý do cửa tủ lạnh mở lâu hơn, gây thoát nhiệt. Do đó, người dùng nên phân loại và đánh dấu vị trí các loại thực phẩm, khi cần có thể lấy ngay, sau đó đóng cửa tủ để giảm nhiệt độ thoát ra ngoài.

Vệ sinh dàn ngưng

Dàn ngưng là bộ phận bằng kim loại dạng lưới ở mặt sau tủ lạnh, có vai trò chính là tản nhiệt. Dàn ngưng hoạt động tốt đồng nghĩa với máy nén sẽ làm việc hiệu quả để làm lạnh thực phẩm.

Tuy nhiên, bộ phận này có xu hướng bị bám bụi sau một thời gian sử dụng. Do đó, người dùng cần vệ sinh thường xuyên, bằng cách tắt hẳn máy, dùng chổi mềm hoặc máy hút bụi. Theo Carbontrack, thời gian vệ sinh dàn ngưng hợp lý nhất là sau mỗi 3 – 6 tháng.

Ngoài dàn ngưng, người dùng cũng nên quét dọn, hút bụi bộ làm lạnh phía sau thường xuyên, tránh bụi bẩn làm tắc hệ thống.

Mua tủ lạnh phù hợp nhu cầu

Tủ lạnh càng lớn sẽ khiến nguồn điện tiêu thụ nhiều hơn. Do đó, cần lựa chọn tủ có dung tích phù hợp nhu cầu gia đình, chẳng hạn tủ 150 – 200 lít phù hợp cho 2 – 3 người, 300 lít cho 4 – 6 người, trên 400 lít cho 7 – 10 người…

Bên cạnh đó, trước khi mua, người dùng cần xem nhãn dán năng lượng để xem thiết bị đó có tiêu thụ nhiều điện hay không: mức năm sao sẽ tiết kiệm điện nhất và một sao là tiêu thụ nhiều năng lượng nhất.

Những lưu ý khác

Một số model tủ lạnh mới cho phép làm đá tự động. Tuy nhiên, một số chuyên gia về điện máy cho rằng tính năng này cũng tiêu hao khá nhiều điện năng và nếu không cần thiết, nên tắt. Người dùng cũng nên rã đông định kỳ, nhất là với đối với tủ đóng tuyết, để hạn chế việc lớp tuyết này che kín khe thổi khí lạnh.

Ngoài ra, nếu tủ lạnh đã quá cũ (trên 10 năm sử dụng), việc thay mới cũng là điều nên làm. Theo Kitchenarena, việc sử dụng công nghệ quá cũ, máy móc bên trong hao mòn theo thời gian cũng là yếu tố gây tiêu hao năng lượng. Trong khi đó, các loại tủ mới ngày càng được nâng cấp với hiệu suất cao, khả năng cách nhiệt được cải tiến, nhiệt độ được tự điều chỉnh chính xác… tiêu thụ điện thấp hơn. Điều này có nghĩa là, chi phí ban đầu bỏ ra có thể lớn, nhưng sẽ được bù đắp trong tương lai thông qua hóa đơn tiền điện mỗi tháng tiết kiệm được.

 Điện Lạnh Hoàng Bách nhận sửa chữa máy giặt, bình nóng lạnh, lò vi sóng, điều hòa…Trung tâm chúng tôi không ngừng cải tiến những quy trình phục vụ và còn cải tiến những trang bị máy móc hiện đại nhất để nhằm được phục vụ quý khách hàng được tốt hơn..

Trung tâm điện lạnh Hoàng Bách – số 26B Phạm Hùng – Nam Từ Liêm – Hà Nội

website:dienlanhhoangbach.com

Có thể bạn quan tâm

error: Content is protected !!