Tính toán vị trí lắp máy lạnh trước khi hoàn thiện nhà
Không tính toán trước vị trí lắp đặt máy lạnh trong quá trình xây nhà là vô cùng sai lầm và dễ khiến việc sử dụng thiết bị không đạt được hiệu quả cao, hay phải tốn thêm khoản chi phí sửa nhà để di chuyển máy qua vị trí mới. Vì thế, xác định nơi đặt hai dàn nóng – lạnh, khoảng cách đi bảo ôn hoặc thoát nước nếu muốn chúng âm tường hoặc trên trần để đảm bảo mỹ quan, là điều bạn cần cân nhắc ở giai đoạn trước khi trát khối xây hoặc thi công trần giả.

Các loại máy lạnh khác nhau sẽ có công suất, hình thức, yêu cầu kỹ thuật về ống và đường dây khác nhau. Một số dòng máy cần cả thiết bị an toàn riêng như cầu dao, aptomat phụ trợ. Do đó, nếu để sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện, các công đoạn lắp máy sẽ vô cùng phức tạp, thậm chí phải “đục tường”.
Vị trí lắp dàn lạnh
Dàn lạnh phải được lắp ở vị trí có thể thổi luồng gió đều khắp không gian phòng và thông thường nên treo cao cách nền nhà từ 2,8 đến 3 mét, cách trần ít nhất 30 cm. Đối với nhà mới, lỗ đặt sẵn nên có đường kính 50 mm, hướng dốc ra ngoài nhằm tránh nước mưa chảy ngược vào trong nhà. Dây điện chờ bên cạnh để thuận tiện lắp đặt cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ

Nếu mái nhà bạn là ngói, thì nên trang bị thêm hệ thống ốp trần hoặc căng bạt che trần để tạo không gian kín, tránh việc không khí lạnh thất thoát ra ngoài khiến máy lạnh phải chạy liên tục. Còn với nhà trọ có gác xép, hãy lắp ở vị trí có thể điều chỉnh hơi mát tới cả khu vực phía trên và phía dưới, bố trí thêm một quạt đảo để không khí lạnh lưu thông tốt hơn.

Nhà hướng chính tây cần thực hiện các biện pháp cách nhiệt cho cửa sổ, cửa chính đồng thời đặt máy lạnh ở vị trí xa cửa để tránh lãng phí và hao tổn điện năng vô ích. Trường hợp phòng quá kín, bạn nên thêm dùng thêm các loại quạt điện như quạt thông gió hoặc quạt đảo gió trong phòng cho không khí lưu thông tốt hơn, cũng như tranh thủ mở cửa sổ khi không sử dụng thiết bị để phòng được thoáng mát.
Vị trí lắp cục nóng
Bạn sẽ dễ bị động và không tìm thấy phương án hiệu quả nếu không tính toán vị trí lắp cục nóng từ khi xây nhà. Dàn nóng cần đặt ngoài trời nhưng nên ở khu vực râm mát, không có vật cản trước mặt, không chĩa về hướng nhà đối diện, tránh nơi kín gió và tốt nhất nên ở vị trí thoáng để dễ dàng tiếp cận sửa chữa khi gặp vấn đề.

Song song đó, bạn cũng không nên che đậy cục nóng quá kín vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt của thiết bị. Theo kinh nghiệm của người Nhật, nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt để che chắn hoặc làm khung cho cục nóng bằng vật liệu cách nhiệt nếu nhà bạn có điều kiện. Biện pháp này có thể giúp tiết kiệm tiền điện từ 5% tới 10%.
Vị trí đường thoát nước
Vị trí đường thoát nước thường bị lãng quên khi thực hiện lắp đặt máy lạnh. Nước này là sản phẩm của quá trình ngưng tụ và hóa lỏng hơi nước trong quá trình làm lạnh khí từ dàn lạnh. Việc không tính toán từ đầu sẽ gây nhiều khó khăn khi người dùng không biết phải xử lý đường ống nước thế nào đối với phòng kín hoặc cách khu vực thoát nước, không gian thoáng quá xa.

Trong những trường hợp này, bạn có thể giải quyết bằng cách cho ống thoát nước đi nổi và chấp nhận mất thẩm mỹ, nhưng hãy chú ý là phải đảm bảo độ cao thấp dần tránh đi ngang. Với đường ống đặt ngầm trong tường cần được bọc lớp bảo ôn bởi nước lạnh có thể gây hiệu quả xấu tới kết cấu tường, dễ gây mốc hoặc nứt.
Nước thoát ra từ máy lạnh có thể đi về các hệ thống mái, chậu sàn vệ sinh hoặc chậu rửa bếp. Tuy nhiên tốt nhất là thoát nước trực tiếp vào các hệ thống ống và không nên để nước thoát ra sàn.
Điện Lạnh Hoàng Bách nhận lắp đặt và sửa chữa điều hòa , tủ lạnh , máy giặt, bình nóng lạnh, lò vi sóng, …Trung tâm chúng tôi không ngừng cải tiến những quy trình phục vụ và còn cải tiến những trang bị máy móc hiện đại nhất để nhằm được phục vụ quý khách hàng được tốt hơn..
Trung tâm điện lạnh Hoàng Bách – số 26B Phạm Hùng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Website:dienlanhhoangbach.com